Trong sơn nước, ngoài ba thành phần chính là chất tạo màng, dung môi và bột màu, còn chứa một số nguyên liệu khác với tỉ lệ rất nhỏ gọi là các chất phụ gia cho sơn.
Chất lưu biến (tạo đặc) được cho là một trong những phụ gia quan trọng trong hóa chất ngành sơn.
Nhưng chúng ta có thực sự cần thiết phải dùng chất phụ gia lưu biến (làm đặc) trong sản xuất sơn hay không, và công dụng của phụ gia này là gì? Hãy cùng HD Chemicals tìm hiểu thêm nhé:
Đầu tiên, ta cần tìm hiểu “lưu biến” là gì?
Tính chất lưu biến tức là tính chất dòng chảy của dung dịch sơn. Kiểm soát độ lưu biến của dung dịch sơn là vô cùng cần thiết để đảm bảo chất lượng của màng sơn khi thi công hoàn thiện.
Chất phụ gia lưu biến đóng vai trò quan trọng trong cả hệ sơn gốc nước và dung môi, do cả hai hệ sơn này đều cần kiểm soát được độ loang chảy, tạo độ nhớt ổn định nhằm đảm bảo hoàn thiện thi công màng sơn được trơn phẳng, mịn và bền.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể kiểm soát độ lưu biến của dung dịch sơn?
Đây chính là thời điểm để chất phụ gia lưu biến – hay còn gọi là chất làm đặc trong hóa chất ngành sơn lên tiếng. Chất phụ gia lưu biến (làm đặc) có nhiều tác dụng:
- Phụ gia lưu biến tạo ra độ đặc/loãng của dung dịch sơn theo ý muốn;
- Điều chỉnh độ nhớt của dung dịch sơn theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đồng thời ổn định độ nhớt của sơn trong suốt quá trình từ sản xuất, đóng gói, vận chuyển, cho đến khi thi công hoàn thiện;
- Có tác dụng chống lắng khi sơn được lưu kho bảo quản, vận chuyển, ngay cả khi lưu trữ dài hạn, sơn chỉ bị đóng lắng mềm, dễ dàng khuấy trộn đều trước khi thi công.
Nhờ những tác dụng tạo độ đặc/loãng, điều chỉnh độ nhớt của sơn nên khi dung dịch sơn được bổ sung thêm chất phụ gia lưu biến (làm đặc) trong sản xuất sẽ có những công dụng sau đây:
- Sơn ướt bám dính trên bề mặt vật liệu tốt hơn;
- Tron thi công, không gây ra hiện tượng chảy xệ hay văng bắn, chảy loang;
- Tăng tính lan trải đều của màng sơn ướt;
- Đạt hiệu quả che phủ tối ưu với số lớp sơn /số lần phủ ít;
- Nhờ hiệu quả tạo màng sơn lan trải đều và cho độ che phủ đồng nhất, phụ gia lưu biến (làm đặc) cũng giúp cho màng sơn đạt độ bóng cao và đồng nhất hơn;
- Tạo độ dày đẹp, phẳng mịn cho màng sơn khi hoàn thiện.
Do bản chất khác nhau của các thành phần cấu tạo sơn nước và sơn gốc dung môi, các chất phụ gia lưu biến cũng được chọn lựa sử dụng khác nhau cho 2 loại sơn này. Cụ thể như sau:
Chất phụ gia lưu biến cho sơn gốc nước (water based):
Thường sử dụng tới 4 loại chất phụ gia lưu biến cho sơn gốc nước nhằm kiểm soát hàng loạt yếu tố lưu biến của sơn đó là: độ nhớt sơn lỏng, độ nhớt sơn lúc thi công, độ lắng, độ dàn trải, độ phẳng mặt.
Độ nhớt là yếu tố quan trọng nhất trong biểu hiện tính lưu biến. Đối với các chất lỏng kiểu Newton như H2O, dung môi, dầu khoáng,… độ nhớt là hằng số. Đối với sơn là met hỗn hợp gồm dung môi (hoặc H2O), chất tạo màng, bột màu, bột độn, chất hoạt động bề mặt, các chất phụ gia,… độ nhớt không phải là một hằng số, mà nó thay đổi phụ thuộc vào hàng loạt thông số tính chất của thành phần sơn, thông số nhiệt độ và các thông số lực cơ học lúc thi công (súng phun, cọ quét, con lăn, …). Tính chất lưu biến là mối quan hệ tương hỗ giữa độ nhớt và các lực chuyển dịch chất lỏng sơn và mối liên quan này rất phức tạp.
Nhằm bảo đảm độ nhớt của sơn nước thật ổn định và đảm bảo được tính lưu biến đạt chất lượng thi công, cần phải có các chất phụ gia lưu biến (làm đặc) hoặc còn gọi tên riêng là các chất Thickener.
Đối với hệ sơn gốc nước, các Thickener có tác dụng với H2O làm đặc sơn lỏng ở thể bền, đồng nhất và ổn định độ nhớt sản phẩm theo yêu cầu sản phẩm ban đầu.
Có 4 nhóm Thickener là:
- Thickener có nguồn gốc vô cơ điển hình là Bentonite, Clay;
- Thickener có nguồn gốc Polymer tự nhiên;
- Thickener là các Cellulosic;
- Thickener là các Polymer tổng hợp.
Chất phụ gia lưu biến cho hệ sơn gốc dung môi (solvent borne):
Chất phụ gia lưu biến đều đóng vai trò quan trọng trong hệ sơn gốc nước và dung môi. Ngoài vai trò đảm bảo sự an toàn cho thi công màng sơn, tính chất kiểm soát độ loang chảy là quan trọng nhất đối với chất phụ gia lưu biến dùng cho hệ sơn gốc dung môi.
Tương tự như sơn gốc nước, hệ sơn gốc dung môi cũng sử dụng các chất phụ gia lưu biến nhằm tạo độ nhớt ổn định, đảm bảo hoàn thiện tính chất thi công màng sơn. Cụ thể theo các cơ chế lưu biến khác nhau là:
Tác dụng tương hỗ theo kiểu phân cực, gồm các chất:
- Đất sét hữu cơ (Organo Clays) như Bentonite, Hectorite;
- Các dẫn xuất dầu thầu dầu (Castor oil), các amide và các wax oxi hóa có cực (polar);
- Silica dạng bụi (fumed silica), kỵ nước.
- Tác dụng keo tụ bột màu được kiểm soát (Flocculation): các Sulfate hữu cơ (Organic Sulfates);
- Tác dụng của các Polymer có trọng lượng phân tử lớn gồm các chất: +Ethyl Cellulose +Cellulose Acetobutylnate +Polyacrylate, Polystyrene, Polyisobutylene (không thuộc loại dùng làm sơn);
- Tác dụng của các xà phòng hữu cơ nhằm hạn chế độ tan và tạo keo gồm các chất: +Aluminium Stearate +Megnesium Stearate.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy, trong hóa chất ngành sơn không thể thiếu vắng phụ gia lưu biến (làm đặc) nếu muốn sản xuất một dung dịch sơn hoàn thiện, bền đẹp cho người sử dụng.
Hiện nay HD Chemicals cung cấp:
Chất phụ gia lưu biến Kalgard là một trong những phụ gia quan trọng nhất được sử dụng trong sơn nước, nó còn được gọi là ” chất làm đặc liên kết”.
Hóa chất ngành sơn HD Chemicals chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp các loại hóa chất ngành sơn, trong đó có phụ gia lưu biến (tạo đặc) chất lượng cao, được nhập khẩu với đầy đủ chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Hãy liên hệ với HD Chemicals để được tư vấn tận tình về các sản phẩm hóa chất ngành sơn.